Menu trái
Liên kết website
Tra cứu từ điển
 
Thống kê truy cập
Tổng số truy cập: 1.512.124
Hôm nay: 453
Đang xem: 17
Sinh hoạt Pháp luật ngày 9 tháng 7 năm 2022 (08/07/2022)

 

Chuyên đề 1

Sau gần 4 năm thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về “tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên (CBĐV), công chức, viên chức (CCVC) và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh” (gọi tắt là Chỉ thị 12) đã cho thấy có sự chuyển biến rõ nét ở từng cấp, từng đơn vị, mỗi cá nhân và nhiều lĩnh vực. Có thể thấy, Chỉ thị 12 từ khi ra đời đến nay đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của CBĐV, CCVC, chiến sĩ lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cơ sở. Một số hạn chế đã được khắc phục như: đi trễ về sớm, uống rượu bia trong giờ làm việc, đùn đẩy trách nhiệm..., từ đó hiệu quả công việc được nâng cao hơn.

Ngày 12/3/2018, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 12 “về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên (CBĐV), công chức, viên chức (CCVC) và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh”.

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 12/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch số 39/KH-UBND để tổ chức thực hiện trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Mục đích của việc ban hành Kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của cơ quan, đơn vị nhà nước đối với nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp; bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật; nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

Yêu cầu nội dung kế hoạch Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tập trung chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức nghiêm túc học tập và thực hiện tốt tinh thần, nội dung Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 12/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Theo Kế hoạch, yêu cầu thực hiện một số nội dung:

- Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưỏng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp”; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Về tăng cưòng kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước”, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2015-2020. Đây là một trong những công việc trọng tâm, xuyên suốt từ nay đến năm 2020.

- Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 2183/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bạc Liêu.

- Tập trung kiểm tra, cập nhật các quy định của pháp luật mới ban hành, các văn bản pháp luật còn hiệu lực để xây dựng các quy định, quy chế làm việc, nội quy, quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị cho phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở, sử dụng thời gian làm việc, hiệu quả công việc, đảm bảo cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm các Chỉ thị, Quyết định của cấp trên.

- Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế, bãi bỏ các quy định không phù hợp; ban hành ngay các quy định, quy trình để tạo sự chuyển biến, tích cực trong chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiều, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ, đùn đẩy trách nhiệm, né tránh công việc, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở xóa bỏ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các Sở, ngành và cấp huyện. Tập trung các TTHC về một đầu mối để thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận giải quyết TTHC và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, hiện đại, rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân.

- Tiến hành sắp xếp một số cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, đánh giá đúng chất lượng, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở, sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết thực hiện tinh giản sô công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp xử lý các nội dung có liên quan; thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các nội dung được lấy ý kiến; hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên cấp trên.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính, về văn hóa công sở, về trách nhiệm, đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

- Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện công tác cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương, đạo đức, văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ, xem việc tổ chức triến khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 12/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

- Các cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, tích cực tham gia góp ý, phê phán trước công luận về những hành vi vi phạm, gây sách nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính; đồng thời cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt về tinh thần và thái độ phục vụ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:

- Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc.

- Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được đánh bạc dưới mọi hình thức.

* Đối với cán bộ, công chức , viên chức và người lao động:

+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật; trong thực thi nghiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền, đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ soát nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc.

+ Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của người cán bộ, công chức, viên chức; không sử dụng thời gia làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được đánh bạc dưới mọi hình thức.

+ Nghiêm cầm các hành vi lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũngnhiểu, phiền hà để trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến dân và doanh nghiệp

+ Cán bộ, công chức, viên chức phải thật sự tiêu biểu, gương mẫu trong việc thực hiện các quy định như: Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng, nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 /5/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao dộng vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính phải đưa ra xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

* Trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng phân công trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm cho Chủ tịch ủy ban nhân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tiến hành xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và khi có văn bản báo cáo, kiến nghị đề xuất của cơ quan, tổ chức trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

 

 

Chuyên đề 2:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các chiến sĩ, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hằng năm, cứ đến ngày 27/7, Bác đều trực tiếp gửi thư, tặng quà, đi thăm các thương binh, gia đình liệt sĩ và viếng các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang.

"Ra đi ra đi bảo tồn sông núi/Ra đi ra đi thà chết chớ lui" – những ca từ nói lên khí phách hào hùng, tinh thần bất diệt của những con người mang dòng máu Lạc Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. "Cờ bay phất phới ngời màu Lạc Hồng/ Kèn reo vang tiếng gọi dòng Lạc Hồng...". Không có niềm vui và hình ảnh nào đẹp hơn màu cờ Tổ quốc tung bay phất phới ngày đất nước toàn thắng.

Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

 

Sau đây phòng HC-TH thông qua câu chuyện nhỏ, tuy ngắn ngủi nhưng lại có sức nặng về giá trị, thấm nhuần tư tưởng đạo đức mà Bác đã gửi gắm. Đó là cơ sở để mỗi người có định hướng rõ ràng hơn và bước đi vững chãi hơn trên con đường đã lựa chọn, cả cuộc sống lẫn công việc thường ngày qua câu chuyện “Chuyện về Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc ”

 

 

Chuyện về Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn các bộ tạo điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình. Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột…

Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:

          Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.

Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:

          - Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.

 Chị Ngân, chị Giao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:

 - Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ thế nào?

 Tôi thưa:

- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào các dân tộc miền

Nam đều thương nhớ Bác.

 Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ…

          Bác nói:

- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, trai, gái, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi.

 

 Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
     Trích trong cuốn “Tấm lòng của Bác” – NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005

Câu chuyện ngắn gọn nhưng cho chúng ta nhiều bài học lớn: Bài học về tình cảm, sự quan tâm đối với các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; bài học về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc để có thành công lớn... Điều chúng ta phải quan tâm là làm gì để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là việc đề ra các chính sách đối với các dân tộc thiểu số, quan tâm đến các vùng sâu, vùng xa để tạo ra sức mạnh to lớn của cả dân tộc, xây dựng đất nước giàu đẹp, mọi người dân đều ấm no, hạnh phúc.

Qua chuyện kể trên, chúng ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho mỗi người trong cuộc sống. Cụ thể:

Câu chuyện nhắc nhở mỗi chúng ta tự nhìn lại mình để tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, sống có tình thương, có trách nhiệm, sống tiết kiệm, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, tránh những biểu hiện sống vô cảm, sống xa hoa, lãng phí. Như vậy trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta có thêm sức mạnh và nghị lực, giúp chúng ta vững vàng hơn để vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.

 

 

 
Các tin khác
NHẬN XÉT BẠN ĐỌC
(Chưa có ý kiến nào được viết)
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thông tin,Thể Thao và Du lịch
Bản quyền thuộc: Thư viện tỉnh Bạc Liêu. Địa chỉ: Khu Trung Tâm Hành Chính tỉnh. phường 1 TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Tel: 84-0291.6558278;
Giấy phép đăng ký số: 222/GP-TTĐT
 Email: thuvienbl@yahoo.com.vn
Website: http://www.thuvienbaclieu.org.vn
-----------------------------------